Hợp đồng thông minh là gì? Nguyên lý hoạt động và vai trò của Smart Contract

51

Nếu đã tham gia vào thị trường đầu tư crypto, có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Hợp đồng thông minh” (Smart Contract). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng hiệu quả loại hợp đồng này trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Tiệm Coin sẽ đi vào chi tiết về Smart Contract cùng với những vấn đề quan trọng khác trong nội dung dưới đây.

Hợp đồng thông minh ( Smart Contract ) là gì?

Hợp đồng thông minh (Smart contract) là các chương trình lưu trữ trên hệ thống blockchain, chỉ chạy khi các điều kiện đã được lập trình thỏa mãn. Các hợp đồng này thường tự động thực hiện các thỏa thuận giúp hai bên đạt được kết quả nhanh chóng mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba hoặc tốn nhiều thời gian. Hợp đồng thông minh cũng tự động hóa tiến trình thực hiện, đảm bảo rằng các bước thực hiện được thực hiện theo những điều khoản trong hợp đồng.

hop-dong-thong-minh

Hợp đồng thông minh ra đời như thế nào?

Thuật ngữ “Hợp đồng thông minh” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ Nick Szabo. Ông cũng là người đã phát minh ra đồng tiền ảo tên “Bitgold” năm 1998 (10 năm trước khi Bitcoin xuất hiện).

Theo ông, hợp đồng thông minh là giao thức giao dịch được máy tính thực hiện dựa theo các điều khoản của hợp đồng. Ông đề xuất thực hiện hợp đồng cho tài sản tổng hợp như kết hợp trái phiếu và các công cụ phái sinh (quyền chọn và hợp đồng tương lai).

nick-szabo

Smart Contract được sử dụng để chỉ một tập hợp những lời hứa (các điều khoản) chỉ định ở dạng kỹ thuật số, cho đến năm 1998, nó sử dụng để mô tả các đối tượng trong lớp dịch vụ quản lý quyền của hệ thống Stanford Infobus – thuộc dự án thư viện kỹ thuật số Stanford.

Vậy từ khi xuất hiện cho đến nay, Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ gì? Có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng để viết Smart Contract như Solidity, Golang, JavaScript, SQL, C++, Java, …

Nguyên lý hoạt động của Smart Contract

Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên câu lệnh “if/when..then…” được mã hóa và chuyển vào hệ thống blockchain. Khi các điều khoản lập trình sẵn của hợp đồng được thỏa mãn và xác minh, toàn bộ tiến trình thực hiện sẽ bắt đầu.

Nội dung thực hiện có thể là giải ngân, đăng ký phương tiện giao thông, gửi thông báo hay xuất vé. Sau khi hoàn tất phiên giao dịch, blockchain sẽ được cập nhật. Nghĩa là, những giao dịch này sẽ không thể được sửa đổi, nữa chỉ những bên được cấp quyền mới có thể xem kết quả.

Trong hợp đồng thông minh, có thể có nhiều điều khoản để thỏa mãn hai bên giúp cho tiến trình thực hiện được hoàn tất một cách thỏa đáng. Để thiết lập các điều khoản, các bên tham gia phải xác định cách giao dịch và dữ liệu họ được mã hóa trên blockchain, câu lệnh “if/when..then” chi phối giao dịch đó, tìm hiểu tất cả những trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra và xác định khuôn khổ giải quyết tranh chấp.

Sau đó, nhà phát triển phần mềm sẽ lập trình hợp đồng thông minh mặc dù ngày càng có nhiều doanh nghiệp trên blockchain cung cấp các mẫu có sẵn, giao diện web và những công cụ trực tuyến khác để đơn giản hóa quá trình soạn thảo hợp đồng thông minh.

Có 4 yếu tố quan trọng để một hợp đồng thông minh có thể hoạt động:

  • Chủ thể hợp đồng: Các bên tham gia thực hiện giao kết hợp đồng, trong đó có những bên được cấp quyền truy cập, theo dõi tình hình xử lý và nội dung hợp đồng.
  • Điều khoản hợp đồng: Các điều khoản quy định ở dạng chuỗi, được lập trình đặc biệt mà các bên tham gia phải đồng ý với các điều này.
  • Chữ ký số: Các bên tham gia hợp đồng thông minh đồng thuận triển khai thỏa thuận về chữ ký số và phải thực hiện thao tác thông qua chữ ký số.
  • Nền tảng phân quyền: Bước vào giai đoạn hoàn tất, hợp đồng thông minh cần được tải lên Blockchain. Chuỗi Blockchain tiếp tục phân phối dữ liệu về các node và lưu lại, không thể điều chỉnh.

Cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh

Có thể mô tả cách thức hoạt động của một hợp đồng thông minh qua 4 bước dưới đây:

  • Bước 1: Các bên tham gia giao kết hợp đồng thông minh bằng cách sử dụng chữ ký số để xác nhận danh tính và sự đồng ý của mình. Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ lập trình và được mã hóa chuyên biệt.
  • Bước 2: Hợp đồng thông minh được tải lên blockchain và được phân phối, sao chép bằng các node trong mạng lưới. Mỗi node sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng và xác nhận nó vào một khối mới.
  • Bước 3: Khi có lệnh triển khai, hợp đồng sẽ tự động thực thi đúng như các điều khoản đã lập trình. Một mạng máy tính sẽ thực hiện các hành động khi đáp ứng được điều kiện xác minh. Các hành động có thể là: chi trả tiền, đăng ký phương tiện, xuất hóa đơn, gửi thông báo…
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành các hành động, kết quả sẽ được ghi lại và cập nhật trên blockchain. Các bên có quyền truy cập có thể xem kết quả và không thể tự ý thay đổi giao dịch.

Quy trình hoạt động của hợp đồng thông minh

Ưu và nhược điểm của hợp đồng thông minh

Ưu điểm

Nhanh chóng, chính xác và hiệu quả

Khi thỏa điều kiện, hợp đồng sẽ được tiến hành ngay lập tức. Do hợp đồng thông minh là hợp đồng kỹ thuật số nên không cần tốn thời gian để xử lý giấy tờ và tránh được các lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản.

Minh bạch và đáng tin cậy

Không cần lo ngại việc thông tin bị sửa đổi để trục lợi do những mã hóa của hợp đồng chỉ được chia sẻ cho hai bên tham gia mà không có sự có mặt của bên thứ ba trung gian.

Ưu điểm của hợp đồng thông minh so với hợp đồng truyền thống

Tính bảo mật cao

Các bản ghi của tiến trình thực hiện được mã hóa và chuyển vào blockchain nên rất khó để bị tin tặc tấn công. Hơn nữa, mỗi bản ghi liên kết chặt chẽ với những bản ghi trước và sau trong sổ cái phân tán, do đó, nếu muốn thay đổi một bản ghi nào đó, tin tặc phải thay đổi toàn bộ chuỗi.

Tiết kiệm

Hợp đồng thông minh có thể thực thi mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba do đó tránh được sự chậm trễ và các chi phí liên quan.

Nhược điểm

Hợp đồng thông minh cũng có một số nhược điểm và thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như:

Không thể edit/ thay đổi

Hợp đồng thông minh khi đã được tải lên blockchain thì không thể được sửa đổi hay hủy bỏ. Điều này có thể gây ra những vấn đề khi có sự thay đổi trong điều kiện hoặc mong muốn của các bên tham gia.

Khó giải quyết tranh chấp

Hợp đồng thông minh không có cơ chế giải quyết tranh chấp khi có xảy ra những tình huống ngoài dự kiến hoặc không rõ ràng. Các bên tham gia có thể phải tìm đến các tổ chức hoặc cá nhân khác để giải quyết, nhưng điều này có thể mất nhiều thời gian và chi phí.

Nhược điểm của hợp đồng thông minh

Phụ thuộc vào công nghệ blockchain

Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, do đó nó cũng phải chịu những hạn chế của công nghệ này, ví dụ như: khả năng mở rộng, hiệu suất, tiêu thụ năng lượng, v.v.

Thiếu tính pháp lý

Hợp đồng thông minh hiện nay vẫn chưa được công nhận và quy định rõ ràng bởi các luật pháp của các quốc gia. Điều này có thể gây ra những khó khăn và rủi ro khi áp dụng hợp đồng thông minh trong các giao dịch quốc tế hoặc liên quan đến các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Những ứng dụng của hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp để hợp lý hóa và tự động hóa các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Đây là công cụ mạnh mẽ có nhiều ứng dụng quan trọng trong việc phát triển và quản lý đồng tiền số:

Bitcoin đã đặt nền tảng cơ bản cho hợp đồng thông minh trên Blockchain. Tuy nhiên, Ethereum đã phát triển hợp đồng thông minh trở thành nghiệp vụ nền tảng chạy trên ETH giúp các ứng dụng chạy chính xác, không gặp lỗi gián đoạn, giả mạo cũng như bị can thiệp bởi bên thứ ba.

Hợp đồng thông minh loại bỏ các bên giao dịch trung gian ra khỏi hợp đồng khi giao dịch tiền điện tử giúp khắc phục những bất cập về vấn đề bảo mật, pháp lý, gian lận, kiểm duyệt, … tiết kiệm thời gian và nhân lực so với thực hiện giao dịch thông qua trung gian.

Mạng lưới các Smart Contract cùng với công nghệ blockchain với đặc tính phi tập trung/phân quyền giúp vận hành hệ thống trao đổi tiền mã hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó, người ta còn ứng dụng hợp đồng thông minh vào các hoạt động của các tổ chức khác như: Bảo vệ hiệu quả thuốc Sonoko và IBM, tăng cường mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp của Home Depot, WE.Trade tổ chức các hoạt động thương mại quốc tế hiệu quả hơn, …

Ứng dụng của hợp đồng thông minh

Giải quyết tranh chấp

Sự chênh lệch trong quyết toán tài chính rất tốn kém và phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu và giải quyết. Hợp đồng thông minh hệ thống hóa lại các quy tắc kinh doanh đã được thỏa thuận và tự động thực hiện các quy trình như là xác định sự chênh lệch, đối chiếu tài liệu, giải quyết các giao dịch và tranh chấp.

Xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt

Giải pháp chuỗi cung ứng blockchain của IBM sử dụng hợp đồng thông minh để hợp lý hóa luồng hàng hóa bằng cách tự động thực thi các bước tiếp theo khi các điều kiện được thỏa mãn, như là vận chuyển, phân phối và kiểm soát tình trạng hàng hoá bằng các thiết bị trong suốt quá trình thực hiện. Các bên tham gia có thể ngăn chặn sự gián đoạn nếu có sự cố xảy ra.

Tái định nghĩa bảo lãnh ngân hàng

Một nhóm các ngân hàng đã số hóa và chuyển đổi quy trình bảo lãnh ngân hàng cho cả bảo lãnh tài chính (financial guarantee) và bảo lãnh thực hiện hợp đồng (performance guarantee) thông qua hệ thống blockchain và các hợp đồng thông minh. Lygon – một nền tảng mới cho phép người yêu cầu, tổ chức phát hành và người thụ hưởng có được các bảo lãnh ràng buộc về mặt pháp lý trong vòng một ngày.

So sánh hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống

Điểm so sánh Hợp đồng thông minh Hợp đồng truyền thống
Cách tạo ra Hợp đồng thông minh được giao kết bằng phương tiện điện tử và sẽ có chữ ký điện tử hợp đồng truyền thống giao kết bằng phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký tay sau khi các bên gặp và trao đổi với nhau.
Tính pháp lý Được tạo ra bởi hệ thống máy tính ngôn ngữ lập trình, các điều khoản quy định được đưa ra và không chịu sự can thiệp bởi của con người. Điều này giúp thực thi hợp đồng một cách công minh và chính xác Được tạo bởi các chuyên gia pháp lý, họ dựa vào các tài liệu, văn bản quy định và cần bên thứ ba giúp thực thi. Điều này mất nhiều thời gian và chi phí, nhất là trong trường hợp xảy ra sự cố phải chỉnh sửa lại hợp đồng.
Lưu trữ Dễ dàng hơn, không lo thất lạc, hư hỏng Khó hơn, tốn diện tích lưu trữ, dễ thất lạc, hư hỏng

Sau khi đọc qua những thông tin trên, Tiệm Coin hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về hợp đồng thông minh cũng như ý nghĩa của nó trong lĩnh vực giao dịch tiền điện tử. Hợp đồng thông minh đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các sàn giao dịch tiền điện tử. Việc hiểu rõ về loại hợp đồng này sẽ giúp bạn áp dụng vào quá trình đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.